Thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn. Kéo theo đó là sự bùng nổ của nhiều nền tảng tạo Website để đáp ứng nhu cầu cho mọi người.
Việc thiết kế Website tập hợp rất nhiều các dòng code, công cụ chuyên sâu rất phức tạp. Nhưng với sự phát triển của công nghệ. Bạn có thể xây dựng một Website cho riêng mình với những phần mềm thiết kế Web, công cụ hỗ trợ hiệu quả. Bạn không còn cần bận tâm đến các dòng code phức tạp. Không cần kiến thức về JavaScript, HTML, CSS mà vẫn có thể tạo Website vừa đơn giản, vừa tiện lợi.
Tuy nhiên đối với các Website chuyên nghiệp dùng cho mục đích kinh doanh, chia sẻ kiến thức cần lưu ý hơn khi chọn nền tảng thiết kế Web. Bạn cần cân nhắc chọn nền tảng phù hợp để tạo Web chuyên nghiệp nhất có thể. Hiện nay có 5 nền tảng tạo Website tốt nhất tại Việt Nam gồm:
1. WordPress
Đứng đầu trong 5 nền tảng tạo Website tốt nhất tại Việt Nam phải nói đến WordPress.
WordPress có nhiều giao diện miễn phí sẵn có trong kho tài nguyên với nhiều tính năng khác nhau. Đây là phần mềm mã nguồn mở nên luôn có sẵn cho việc làm nền tảng phát triển một Website từ đơn giản đến phức tạp. WordPress là công cụ phù hợp cho cả người nghiệp dư và nhân viên thiết kế Web chuyên nghiệp thoải mái tạo Website.
Ưu điểm:
WordPress được nhiều người tin dùng nhờ nhiều ưu điểm vượt trội:
- Có nhiều giao diện, Template miễn phí cho người dùng lựa chọn.
- WordPress hỗ trợ nhiều Plugin tối ưu từ khóa, SEO hoàn toàn miễn phí.
- Có giao diện đơn giản, hỗ trợ đa ngôn ngữ, dễ sử dụng và thích hợp cho những trang Web đơn giản, không quan trọng lượng Traffic.
- Nền tảng này phù hợp cho thiết kế Web giới thiệu công ty,blog cá nhân, site bán hàng quy mô nhỏ, Website thương mại điện tử,…
- Khi có nội dung mới được cập nhật, công cụ tìm kiếm sẽ gửi Robot thu thập và đưa nội dung xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm.
- Nền tảng WordPress tích hợp giao diện hiển thị trên Mobile rất cần thiết cho mọi trang Web.
Hạn chế:
Tuy nhiên nếu cần Website hoàn chỉnh, có nhiều tính năng hơn, bạn cần sử dụng dịch vụ thiết kế Web. Bởi sử dụng nền tảng WordPress miễn phí sẽ gặp một số hạn chế như tính bảo mật không cao. Bắt buộc phải cài đặt, tạo database ban đầu,… Khi thuê dịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp, họ tận dụng tối đa những ưu điểm của WordPress, hỗ trợ tốt nhất cho SEO. Tạo trang Web thích hợp cho bán hàng, cần lượng Traffic lớn cùng lúc từ nhiều khách hàng.
2. Haravan
Haravan là một trong 5 nền tảng tạo Website tốt nhất tại Việt Nam. Haravan có nhiều công cụ hỗ trợ như quản lý fanpage Zalo, gửi Email Marketing.
Haravan có nhiều ưu điểm vượt trội được nhiều người dùng lựa chọn:
- Harvan được hỗ trợ và cập nhật thường xuyên.
- Nền tảng dễ sử dụng, các Module chỉnh sửa dạng kéo thả, được tạo sẵn.
- Sử dụng để bán hàng đa kênh rất tốt. Liên kết với các mạng xã hội, cổng thanh toán, sàn thương mại điện tử, POS,…
- Có nhiều công cụ hỗ trợ như quản lý Fanpage Zalo, gửi Email Marketing.
- Hệ thống được bảo mật tốt.
Haravan là lựa chọn tối ưu nếu bạn muốn tạo Website chuyên nghiệp nhưng không có nhiều kiến thức về lập trình, chỉnh sửa Web.
3. Wix
Wix cung cấp cho người dùng một phương thức tuyệt vời để xây dựng website chuyên nghiệp mà không cần biết một dòng mã nào và được xem là một trong 5 nền tảng tạo Website tốt nhất tại Việt Nam
Wix đã hoạt động được một thời gian và sức hấp dẫn của công cụ này phần lớn nằm ở tính linh hoạt. Wix xử lý tốt cả hai lĩnh vực là trang web cá nhân và thương mại điện tử, chứ không như một số công cụ khác chỉ tập trung vào một trong hai lĩnh vực trên.
- Công cụ tiếp thị đi kèm với Wix
Công cụ Quản lý SEO được tích hợp trong cơ cấu của Wix giúp bạn giải quyết phần lớn vấn đề. Đối với chủ sở hữu trang web mới – và thậm chí là với nhiều cựu binh, SEO thường là một trong những khía cạnh khó khăn nhất khi làm web. Công cụ cũng giảm bớt gánh nặng trong việc học cách làm SEO và cho phép bạn tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. - Các trang web được xây dựng bằng Wix chạy rất nhanh
Trong tất cả các trình làm web mà tôi đã đánh giá, Wix có hiệu suất tốc độ tốt nhất tính đến nay. Đây có thể không phải là khía cạnh mà bạn quan tâm nhất, nhưng tôi sẽ đề nghị cân nhắc lại. Sau khi tìm thấy một trình làm web tuyệt vời – bạn cần có khả năng lưu trữ một trang web nhanh ở đó. Một trang web tải chậm sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của bạn bằng cách này hay cách khác. - Định nghĩa lại tính năng thân thiện với thiết bị di động
Wix rất thích hợp cho người dùng thiết bị di động xét từ cả hai phía, nghĩa là thích hợp cho cả khách truy cập và những người tạo trang web. Wix có một công cụ chỉnh sửa trên thiết bị di động cho phép bạn sửa đổi trang web của mình – để nó ngay lập tức hiển thị một bố cục khác với trang web ở phiên bản đầy đủ. Tính năng này rất hữu ích và tôi cho rằng đây điểm bán hàng nổi bật nhất của họ. - Một chợ ứng dụng khổng lồ
Tương tự như Shopify, Wix cung cấp cho người dùng một thư viện lớn các tính năng bổ sung thông qua một nơi gọi là chợ. Bạn có thể dễ dàng thêm hoặc xóa tính năng để tùy chỉnh mọi khía cạnh trong trang web của bạn.
Nhược điểm: không thể thoat khỏi Wix
Nếu hôm nay bạn trả tiền cho Wix và bắt đầu xây dựng một trang web tuyệt vời – điều đó nghe thật hay. Một công cụ đáng yêu, sử dụng thật thích. Tuy nhiên, nếu họ điều chỉnh giá bán vào một ngày đẹp trời và bạn thấy công cụ này không còn khả thi nữa, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Bạn không thể dễ dàng xuất dữ liệu của các trang web trên Wix, vậy nên những gì được xây dựng từ Wix sẽ ở yên đó thôi.
4. Sapo
Sapo cũng là một trong 5 nền tảng tạo Website tốt nhất tại Việt Nam, ngoài ra họ còn cung cấp các giải pháp về thương mại điển tử giúp tối ưu hoá việc kinh doanh của bạn.
Các giải pháp tại Sapo bao gồm:
- Sapo Pos: Phần mềm quản lý bán hàng
- Sapo web: Giải pháp thiết kế website bán hàng
- Sapo Go: Giải pháp quản lý bán hàng trên livestream và các sàn thương mại điện tử
- Sapo FNB: Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cà phê
- Sapo Omnichannel: Giải pháp bán hàng đa kênh
- Sapo Enterprise: Quản lý & phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp lớn.
Ưu điểm khi làm website bán hàng với Sapo
Khi xây dựng website bán hàng trên nền tảng Sapo, bạn sẽ không gặp khó khăn về mặt công nghệ. Vì đa phần các website nền tảng như Sapo đều có giao diện thiết kế web đơn giản, dễ sử dụng.
Tất cả các tính năng chuyên dụng cho một website bán hàng Sapo đều đáp ứng đủ:
- Quản lý đơn hàng
- Quản lý sản phẩm
- Quản lý khách hàng
- Quản lý SKU
- Quản lý và tích hợp vận chuyển
- Quản lý đơn hàng đa kênh: Sàn thương mại điển tử, website, social media….
- Nút mua hàng
- Báo cáo kinh doanh
- Bảo mật SSL
- …
Sapo cũng có kho giao diện phong phú, chuẩn “site bán hàng” để bạn lựa chọn
Sapo Express giúp kết nối với hầu hết các nhà vận chuyển để khi website phát sinh đơn hàng, nó sẽ tự động đẩy dữ liệu đến đơn vị giao hàng bạn đang hợp tác
Giao diện quản lý sản phẩm và đơn hàng thân thiện, giúp dễ dàng kiểm soát được tình kinh doanh
Giao diện quản lý đơn hàng thân thiện
Ngoài ra, Sapo cũng có tính năng Omnichannel giúp đồng bộ dữ liệu kinh doanh lại một nơi.
Lợi thế lớn nhất của Sapo chính là về giá thành. Vì so mới mặt chung của thị trường website nền tảng thì Sapo đang có mức giá khá hợp lý
Khuyết điểm khi làm website bán hàng với Sapo
Ngoài khuyết điểm về SEO, khó tối ưu hệ thống quản lý, vẫn còn một số điểm bất lợi sau:
- Dung lượng quá kém: Gói cơ bản chỉ cho sử dụng 1GB dung lượng.
- Do Sapo trước đó là phần mềm quản lý bán hàng. Sau này mới tích hợp với Bizweb để trở thành nền tảng cung cấp giải pháp thương mại điển tử .Nên tính năng báo cáo bán hàng của Sapo rất phức tạp. Có hơn 20 loại báo cáo khác nhau khiến cho người dùng cực kỳ rối mắt.
5. Google My Business
Google chính thức ra mắt Website Builder trong Google My Business giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo website. Đây là một sáng kiến tuyệt vời, vì có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ không có trang web.
Chi phí
Công cụ này được sử dụng miễn phí, nhưng để có được một miền tùy chỉnh (chẳng hạn như .com, .biz hoặc .net), bạn sẽ phải mua tên miền thông qua tên miền của Google, nếu không bạn sẽ bị mắc kẹt với URL Tendoanhnghiepcuaban.business.site – điều có thể sẽ không đáng nhớ đối với người dùng và thiếu tiềm năng xếp hạng của trang .Com.
Tính năng
Một số tính năng nổi bật của Website Builder bao gồm:
- Sử dụng miễn phí.
- Bạn nhận được một tên miền tùy chỉnh (với chi phí bổ sung).
- Thân thiện với di động.
- Tự động cập nhật.
- Bạn có thể quản lý trên điện thoại di động của bạn.
- Bạn có thể dễ dàng đặt quảng cáo trên trang web.
Ưu điểm
- Dễ dàng tạo trang web.
- Có thể được đánh dấu là trang web của bạn trên hồ sơ Google My Business.
- Dễ dàng thêm ảnh bìa, hình ảnh tùy chỉnh, …
- Bao gồm Google Map nhúng và làm nổi bật thông tin liên hệ và giờ làm việc.
- Bạn có thể dễ dàng quản lý trong hồ sơ Google My Business của bạn.
- Thân thiện với di động.
Nhược điểm
- Chỉ có một trang web, không có tùy chọn để tạo trang bổ sung.
- Không có khả năng thêm tiêu đề trang tùy chỉnh và mô tả meta.
- Không có tích hợp Analytics.
- Thiếu nút chia sẻ trên mạng xã hội.
- Thiếu khả năng để thêm dữ liệu đánh dấu cấu trúc. Lược đồ doanh nghiệp địa phương có liên quan nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ.
- Không thể thêm văn bản alt vào hình ảnh.
- Không thể thêm nút kêu gọi hành động bổ sung.
Chủ doanh nghiệp nhỏ có nên sử dụng Website Builder của Google My Business không?
Câu trả lời là “Còn phụ thuộc nhiều yếu tố”. Nếu bạn không có thời gian để xây dựng một trang web nhỏ thì nên tận dụng công cụ này. Nhưng tôi khuyên bạn ít nhất nên mua một miền tùy chỉnh thay vì sử dụng URL mặc định.