Vì sao lập trình viên chỉ muốn code trong im lặng?

Vì sao lập trình viên chỉ muốn code trong im lặng?

Có khi nào các bạn thắc măc tại sao một lập trình viên chỉ được code trong im lặng và không muốn giao tiếp với ai. Điều thú vị này sẽ được khám phá sau bài viết này.

Khi tôi phỏng vấn Jamie cho một vị trí tại ZenTech, ấn tượng đầu tiên về anh ấy là một kỹ sư nhiệt tình. Với kỹ năng tốt, nhiều ý tưởng cải tiến sản phẩm và thái độ làm việc nhóm vô cùng tích cực, cậu ấy thật sự là một ứng viên tuyệt vời.

Nhưng, 2 năm sau, Jamie đã trở thành một developer vô cùng bị động, người chỉ muốn code trong im lặng.

Đáng lẽ ra tôi nên chú ý đến những dấu hiệu ấy. Anh ấy không lên tiếng, không đóng góp những ý tưởng trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm như tôi mong đợi, và các mối quan hệ “thân thiện với nhóm” của anh ta thường chỉ là những lời nói châm biếm. “Tôi đã nói rồi mà” là câu cửa miệng của Jamie trong mọi tình huống.

Code trong im lặng

Jamie có thể đã nghĩ đến việc rời khỏi công ty. Tôi thật sự mong là Jamie có suy nghĩ như vậy. Nhưng thực tế luôn không như ý muốn, công ty đang bị thiếu nhân lực, và tôi thì cần tất cả sự giúp đỡ mà mình có thể có được.

Kết quả?

Một lập trình viên chỉ được code trong im lặng và không muốn giao tiếp với ai.

Con người được hình thành bởi môi trường

Nhiều người quản lý tin rằng vấn đề nằm ở Jamie. Nếu anh ta là một nhân viên tốt hơn, tận tụy hơn, hoặc ít nhất là quan tâm nhiều hơn thì điều này sẽ không xảy ra.

Thật tiếc là không phải như vậy.

Những đề xuất đầu tiên luôn rất quan trọng

Cách bạn tiếp nhận và xử lý ý tưởng từ các lập trình viên sẽ có ảnh hưởng quan trọng. Bởi nó sẽ cho họ biết rất nhiều về cách hoạt động của công ty. Điều này sẽ quyết định xem họ có chia sẻ nhiều ý tưởng hơn trong tương lai hay không.

Chắc chắn, một số ý tưởng có thể không khả thi trong môi trường của bạn. Một số có thể được để sau để thảo luận “khi có thời gian”. Một số ý tưởng có vẻ rất tuyệt vời, nhưng chúng lại không phù hợp.

Bất kể lý do gì, bác bỏ thẳng thừng ý tưởng của lập trình viên – đặc biệt là trong vài tháng đầu khi họ mới vào làm – là một bước đi tồi tệ.

Bị từ chối bởi tất cả mọi người xung quanh, bạn sẽ cố gắng thêm vài lần để trình bày ý tưởng của mình theo một cách khác, nhằm đạt được kết quả thành công. Tuy nhiên nếu vẫn thất bại thì ngay lập tức bạn sẽ hiểu rằng việc đưa ra ý kiến hoàn toàn là vô dụng và tốt nhất thì mình nên im lặng.

Đó là chính xác những gì bạn không muốn lập trình viên của bạn suy nghĩ tới

Bởi anh ta sẽ ngừng đưa ra ý tưởng, gặp mặt khách hàng, cũng như là thực sự cố gắng để học hỏi.

Cuối cùng, đó sẽ là một mất mát.

Ý tưởng càng lớn, nguy cơ càng lớn

Hãy nhớ rằng lập trình viên của bạn luôn có nguy cơ bị tiêu cực khi họ đưa ra một ý tưởng mới. Ý tưởng càng lớn, rủi ro càng cao.

Tại sao nó là một rủi ro? Bởi vì ý tưởng của chúng ta phản ánh bản thân, quan điểm của mình cũng như là niềm đam mê. Chúng ta không nói ra những ý tưởng mà bản thân không quan tâm, hoặc nếu nó được cho là không phù hợp. Nói cách khác, chúng ta đưa ra những ý tưởng tốt nhất của mình với hy vọng chúng sẽ được công nhận.

Điều này đôi khi dẫn tới sự tổn thương và nếu ta tin rằng những ý tưởng của mình sẽ không được chấp nhận, thì như một cơ chế tự nhiên, chúng ta cũng sẽ ngừng cung cấp và chia sẻ nó.

Cách góp ý sẽ ảnh hưởng đến hành vi

Lẽ tự nhiên khi lập trình viên của bạn, sau khi mất đi niềm tin, sẽ chỉ làm những gì mang lại cho anh ta thành công: viết code.

Sự nhiệt tình của Jamie đối với sáng tạo, sự đổi mới và phát triển đã mất.

Mối quan tâm của anh về sự nghiệp và cơ hội được thay thế bằng một mối quan ngại về mức lương. Jamie ngày càng trở nên lo lắng về việc anh kiếm được bao nhiêu cũng như là chức vụ của mình.

Sự nhiệt tình của anh đối với việc thay đổi thế giới đã bị dập tắt.

Anh ấy đã học cách không đưa ra ý kiến về những gì được xây dựng, vì vậy anh ấy bị ám ảnh bởi cái cách mà họ phản ứng lại ý tưởng của mình.

Văn hóa công ty đã biến anh thành một kẻ chỉ biết tồn tại chứ không thật sự sống

Văn hoá thực sự của bạn là gì?

Văn hoá không phải là khẩu hiệu trên tường của bạn, hoặc cách bạn diễn tả nhiệm vụ của mình trong một cuộc phỏng vấn. Văn hoá là cách mọi người thực sự làm việc, và điều họ thực sự quan tâm.

Nếu bạn tự hỏi bạn có loại văn hóa nào, hãy bắt đầu xem cách mọi người cư xử.

Nếu bạn không thích những gì bạn thấy, thay đổi nó. Văn hoá không phải là nói. Nó được học, mô phỏng, và bắt chước.

Bởi vì văn hoá không phải là lỗi của Jamie. Đó là lỗi của chúng tôi – những leader, quản lý phần mềm và CTO’s.

Vì vậy, đừng đổ lỗi cho Jamie mà bắt đầu thực hiện những thay đổi cho văn hóa công ty của bạn. Càng sớm càng tốt.

Tags: featured

About Author

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*